Sự quá tải của mạng lưới tiền kỹ thuật số như Bitcoin, Ethereum và vấn đề mở rông hạ tầng của Dash

bhkien

Well-known member
Cũng giống như bất kỳ một hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin nào, mạng lưới tiền kỹ thuật số cũng gồm các máy tính được kết nối với nhau cho phép các giao dịch của tiền điện tử được truyền tải trong mạng lưới này. Thế nhưng khi có nhiều người sử dụng thì lượng giao dịch này sẽ càng nhiều và gây nên hiện tượng tắc nghẽn đường truyền. Đối với các hệ thống tập trung, tức các hệ thống giao dịch mà các máy trạm kết nối với máy chủ hoặc hệ thống đám mây gồm nhiều máy chủ của một nhà vận hành nào đó thì nhà vận hành đó chỉ việc nâng cấp hệ thống. Nhưng tiền kỹ thuật số lại không phụ thuộc vào một nhà vận hành mà hoạt động trên mạng lưới máy tính của cộng đồng nên không được sử dụng những thiết bị chuyên nghiệp, không có mạng băng thông rộng gây nên sự tắc nghẽn ngay cả khi có lượng giao dịch ít hơn các hệ thống giao dịch tập trung rất nhiều lần.


Trung tâm dữ liệu chuyên nghiệp của Google

Vì sao mạng lưới tiền kỹ thuật số lại dễ bị tắc nghẽn đến như vậy?


Trước hết các loại tiền kỹ thuật số là mạng lưới các phần mềm trên các máy tính cá nhân của người dùng khắp nơi kết nối với nhau thành mạng lưới sử dụng, và dữ liệu về các giao dịch không lưu trữ trên những máy chủ nằm tại các trung tâm dữ liệu được quản lý chuyên nghiệp mà dữ liệu này được nhân bản thành vô số bản sao nằm tại những máy tính cá nhân của những người sử dụng.

Do mỗi lần có giao dịch thì hệ thống dữ liệu không chỉ lưu trữ trên một máy vì nếu máy tính đó bị hỏng, bị mất kết nối hoặc người dùng nó tắt đi thì những người khác không biết được tiền của ai bị trừ đi, và của ai được thêm vào. Bởi vậy có kỹ thuật để đồng bộ bất kỳ một thay đổi ở đâu cũng lập tức được nhân bản ra nhiều máy tính khác để nó tiếp tục được nhân bản tiếp. Điều này có lợi thế giúp không ai có thể phá huỷ được dữ liệu vì nó tồn tại nhiều bản sao. Nhưng có một điểm dở đó là lượng dữ liệu truyền tải và đồng bộ quá lớn khi hệ thống được dùng lâu hoặc có nhiều giao dịch. Ví dụ đối với mạng lưới Bitcoin thì cơ sở dữ liệu của nó đã lớn gần 150 GB, mà để đồng bộ lượng dữ liệu lớn này không hề dễ dàng nhất là đối với các máy tính cá nhân bình thường, mà không có nghĩa nó chỉ có vậy mà cứ mỗi giây lại có thêm một số giao dịch nữa nên lượng dữ liệu cần đồng bộ là rất lớn và rất có thể sẽ không kịp đối với những nơi có kết nối tốc độ chậm.

Sự phát triển bùng nổi của mạng lưới Ethereum với cơn sốt ICO đã làm cho lượng giao dịch mỗi ngày của đồng coin này lên đến khoảng 350 ngàn giao dịch. Giả sử mỗi giao dịch trung bình từ 2 Kb đến 3 Kb thì mỗi ngày cơ sở dữ liệu của Ethereum tăng lên khoảng gần một GB. Như vậy sau một năm (giả sử số giao dịch không tăng) thì CSDL của Ethereum tăng thêm đến khoảng 300 GB. Nếu vài năm nữa thì dữ liệu còn khủng khiếp hơn. Nếu vậy làm sao các máy tính cá nhân có thể chịu tải nổi?


Mạng ngang hàng của các máy trạm thông thường

Thế nhưng dù hạ tầng yếu đuối như vậy và quá tải như vậy nhưng không thể giải quyết được bằng vấn đề kỹ thuật. Vì để có thể xử lý được nhiều giao dịch đồng thời cần có băng thông rộng và phần cứng đủ mạnh, mà người dùng thông thường thì chẳng có lý do gì để họ phải đầu tư máy móc thật xịn mà không có lợi ích gì.

Cần hạ tầng chuyên nghiệp


Sự tăng nhu cầu về băng thông khiến cho các coin càng ngày càng trở nên giảm dần tính chất phi tập trung vì các máy trạm thông thường của người dùng không thể nào hoạt động tin cậy để cung cấp năng lực cho một mạng lưới nhiều giao dịch và nguy cơ sụp đổ của các coin là rất cao. Cả Bitcoin và Ethereum đều đang phải chật vật đối phó với những trở ngại này.

Chúng ta có thể thắc mắc rằng có những công ty lớn như Microsoft, IBM... cùng những ngân hàng lớn tham gia vào liên minh Enterprise Ethereum Alliance sẽ dùng hạ tầng mạnh mẽ của mình hỗ trợ cho mạng lưới Ethereum. Thực ra thì có một khác biệt nhỏ, đó là liên minh này không hoạt động trên mạng lưới Ethereum thông thường mà họ sử dụng mã nguồn mở của Ethereum cho nghiên cứu và ứng dụng trong những hoạt động nội bộ của họ và trên mạng lưới riêng chứ không kết nối vào mạng lưới Ethereum thông thường. Những công ty không có lợi ích gì khi cung cấp hạ tầng cho người sử dụng thông thường mà họ chỉ lợi dụng mã nguồn mở của các phần mềm để tạo ra phiên bản riêng chạy trên hạ tầng chuyên nghiệp của họ.
Khi cần hạ tầng chuyên nghiệp mà không có mô hình kinh doanh phù hợp thì các giải pháp đưa ra như lightning chẳng hạn lại làm cho các loại tiền điện tử mất đi tính phi tập trung do phải đưa những giao dịch vào xử lý bởi các máy chủ của các công ty cung cấp. Vì chỉ khi chạy qua máy chủ của công ty cung cấp dịch vụ thì họ mới thu được tiền và như thế mới có kinh phí để đầu tư hạ tầng.

Dash nhìn thấy vấn đề từ trước


Sáng lập viên của Dash là một người lập trình lâu năm trong lĩnh vực tài chính, còn CEO của Dash Core Team cũng là dân chuyên môn về mảng thanh toán online nên họ đã nhận thấy vấn đề về khả năng bị quá tải từ rất lâu rồi. Bởi vậy mà cách đây hơn một năm mạng lưới của Dash được bổ sung thêm một khái niệm gọi là Masternode. Đây là những máy tính có kết nối với mạng với tốc độ cao và được đặt tại các trung tâm dữ liệu. Tuy nhiên, nó vẫn đảm bảo tính ngang hàng và những người sáng lập ra Dash đã xây dựng được mô hình kinh doanh phù hợp để tạo động lực cho người dùng đầu tư thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng cấu hình cho các masternode khi mạng lưới được sử dụng nhiều.

Gần đây người sáng lập ra Dash là Evan Duffield và giám đốc công nghệ (CTO) của Dash Core Team cũng công bố lộ trình và giải pháp mở rộng để tránh quá tải cho phép Dash có thể hỗ trợ hàng chục triệu người dùng mỗi ngày và có thể sử dụng với tốc độ hàng ngàn giao dịch mỗi giây (Hiện tại mạng lưới Bitcoin đã quá tải khi có khoảng 7 giao dịch một giây). Dash chuẩn bị giải pháp cho phép mở rộng mỗi block lên đến 400 MB.

Làm thế nào để có nhiều người dùng mà cần hạ tầng mạnh?


Rất nhiều chuyên gia và ngay cả người sáng lập thiên tài của Bitcoin cũng không thể lường trước được mức độ hạn chế của công nghệ mạng ngang hàng khi có đông người sử dụng nên vấn đề hạ tầng không được các coin chú ý. Đến nay những coin được đông người sử dụng như Bitcoin và Ethereum trở nên quá tải thì các coin vẫn chưa có phương án thích hợp để giải quyết. Nhiều người cho rằng tiền kỹ thuật số chỉ dùng để tích luỹ và bảo tồn giá trị chứ không thể đem ra giao dịch thường xuyên như tiền mặt được vì tốc độ và trở ngại kỹ thuật.

Thực ra những người sáng lập ra Dash đã nhìn thấy vấn đề từ rất lâu rồi. Việc các giao dịch tiền kỹ thuật số vốn chậm chạp thì đã được Dash xử lý với công nghệ InstantSend từ hơn một năm trước. Nhưng quả thật Dash hay các loại tiền kỹ thuật số vẫn còn quá khó sử dụng và chưa thân thiện.



Dash đã tập trung vào giải pháp nâng cao trải nghiệm cho người dùng và sẽ ra mắt phiên bản alpha trong năm nay

Muốn được nhiều người sử dụng nó phải trở nên thân thiện và dễ sử dụng hơn, giao tiếp đơn giản và thân thiện như gửi email hoặc chat thay vì phải quét mã địa chỉ dài loằng ngoằng như hiện nay. Ngoài ra muốn được sử dụng nhiều thì nó phải được nhiều đơn vị bán hàng chấp nhận, mà giải quyết vấn đề này cũng giống như con gà và quả trứng. Tuy nhiên với thiết kế giải pháp ngân sách phi tập trung và đầu tư bài bản cho đội ngũ phát triển quan hệ đối tác (business development) nên khả năng khi phiên bản Evolution với trải nghiệm người dùng thân thiện và đơn giản thì Dash sẽ có nhiều đối tác hỗ trợ.

Nói chung Dash có hướng đi đúng đắn khi lần lượt giải quyết hết những vấn đề mà các loại tiền điện tử khác gặp phải cũng như chưa nhận ra. Ngoài việc tập trung giải quyết vấn đề mở rộng năng lực hạ tầng Dash đã nhìn thấy vấn đề về trải nghiệm người dùng và làm đang tiến hành làm cho sản phẩm của mình trở nên thân thiện hơn nữa. Chúng ta từng biết rằng trước khi Apple làm ra iPhone thì smartphone đã có rất lâu nhưng không thể bùng nổ và chỉ cho đến khi có iPhone với trải nghiệm người dùng thân thiện thì smartphone trở nên phát triển bùng nổ, và nhờ đó Apple từ một công ty mới thoát khỏi bờ vực phá sản đã trở nên một công ty có giá trị lớn nhất thế giới.

Nhưng thực tế thế nào, chúng ta hãy chờ xem.

Nguồn: https://dashvn.blogspot.com
 
Hiện tại tốc độ giao dịch của Dash là rất nhanh so với Monero.
Hôm trước đã thử chuyển coin qua Monero, tốc độ trung bình là khoảng 10 - 15 phút.
Chuyển DASH thì tổng cộng khoảng 5 phút là xong.
 
Bên em bán đồng bitcoin mạ vàng 24K. Ai quan tâm lấy may mắn cứ al em nhé
dong-tien-man-vang-bitcoin.webp
 
Bởi vì tiền kỹ thuật số là cái gì đấy mới mẻ và chưa được nhiều người công nhân, cho nên đợi chờ việc thay đổi hạ tậng để có thể đáp ứng được tiền kỹ thuật phải cần 10 - 20 năm nữa. Hiện tại sức mạnh điện toán của CPU gần như sắp không còn đủ cho đào tiền ảo nữa và sự ra đời mới đây của chip lượng tử hứa hẹn sẽ tăng hiệu quả đáng kể
 
Muốn được sử dụng nhiều thì nó phải được nhiều đơn vị bán hàng chấp nhận và giải quyết vấn đề này cũng giống như con gà và quả trứng
 
Muốn được sử dụng nhiều thì nó phải được nhiều đơn vị bán hàng chấp nhận và giải quyết vấn đề này cũng giống như con gà và quả trứng

Chính xác. Trong lĩnh vực công nghệ mạng thì vấn đề này không phải không có giải pháp. Và hướng giải quyết của Dash cũng là một hướng đi tốt.
 
hệ thống bitcoin hiện tại đang gần như vỡ "bong bóng bitcoin" liệu cày bitcoin có còn ổn định thu nhập khi mỏ cày cần như sạch ????
 
hệ thống bitcoin hiện tại đang gần như vỡ "bong bóng bitcoin" liệu cày bitcoin có còn ổn định thu nhập khi mỏ cày cần như sạch ????

Đúng là khi giá giảm khiến nhiều người hoảng loạn, hoặc thất vọng. Nhưng có lẽ chưa đến mức vỡ bong bóng.
 
Back
Top